Giờ làm việc:
8h - 17h
Hotline:
Tại sao cần thay tấm cảm ứng cho HMI?
Nguyên nhân phổ biến khiến tấm cảm ứng bị hư
Tấm cảm ứng có thể bị hỏng do nhiều nguyên nhân:
Sử dụng lâu ngày, tuổi thọ cảm ứng giảm dần.
Môi trường công nghiệp khắc nghiệt, bụi bẩn, ẩm ướt, hóa chất ăn mòn.
Tác động vật lý mạnh như rơi rớt, va đập, đè nén.
Sử dụng không đúng cách, dùng vật nhọn (bút, tua vít…) chọc vào màn hình.
Chập điện hoặc lỗi từ bo mạch chủ, gây ảnh hưởng đến cảm ứng.
Dấu hiệu cần thay tấm cảm ứng
Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên thay tấm cảm ứng:
Không nhận thao tác cảm ứng, dù màn hình vẫn hiển thị.
Cảm ứng bị lệch, bấm một chỗ nhưng máy nhận ở vị trí khác.
Loạn cảm ứng, tự nhận lệnh không thao tác.
Tấm cảm ứng bị nứt, vỡ, dễ gây nguy hiểm cho người vận hành.
Phím chức năng ảo không hoạt động, gây gián đoạn sản xuất.
Quy trình thay tấm cảm ứng cho màn hình HMI
Việc thay tấm cảm ứng cần được thực hiện cẩn trọng bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Dưới đây là quy trình cơ bản:
Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị
Tấm cảm ứng mới (cùng loại, cùng kích thước và chuẩn kết nối).
Tua vít chuyên dụng (Phillips, lục giác…).
Máy sấy nhiệt hoặc súng khò (nếu keo dán cứng).
Dụng cụ tách màn hình (nhựa, không làm trầy vỡ màn).
Găng tay chống tĩnh điện, bàn thao tác sạch sẽ.
Keo dán hoặc băng dính 2 mặt chuyên dụng cho màn hình.
Tháo thiết bị HMI
Ngắt nguồn và tháo thiết bị khỏi bảng điều khiển.
Mở vỏ máy cẩn thận, tránh làm đứt cáp hoặc gãy ngàm.
Tháo bo mạch và dây cáp kết nối giữa màn hình và cảm ứng.
Thay tấm cảm ứng
Tách tấm cảm ứng ra khỏi màn hình LCD (nhiều thiết bị dán bằng keo).
Làm sạch bụi bẩn, keo cũ, đảm bảo bề mặt phẳng và sạch.
Gắn tấm cảm ứng mới lên màn hình (căn chỉnh chính xác vị trí).
Gắn lại dây cáp cảm ứng vào bo mạch.
Kiểm tra sơ bộ cảm ứng trước khi lắp hoàn chỉnh.
Lắp lại và kiểm tra
Gắn lại các linh kiện, bo mạch, cáp tín hiệu.
Đóng vỏ máy chắc chắn.
Cắm lại thiết bị vào hệ thống và cấp nguồn.
Kiểm tra toàn bộ chức năng cảm ứng, hiển thị, điều khiển.
Lưu ý kỹ thuật khi thay cảm ứng HMI
Chọn đúng loại cảm ứng
Tấm cảm ứng HMI có nhiều loại khác nhau:
Resistive (cảm ứng điện trở) – phổ biến, giá rẻ, nhạy với áp lực.
Capacitive (cảm ứng điện dung) – hiện đại hơn, nhạy hơn, nhưng kén môi trường.
IR hoặc SAW – dùng trong môi trường đặc biệt, giá cao.
Cần lựa chọn đúng model, kích thước, chuẩn giao tiếp (USB, serial) để đảm bảo tương thích.
Chống tĩnh điện và bụi bẩn
Tĩnh điện có thể làm hỏng bo mạch điều khiển. Vì vậy:
Luôn đeo găng tay chống tĩnh điện.
Thao tác trên bề mặt sạch, tránh bụi bay vào giữa cảm ứng và LCD.
Sau khi gắn, lau lại mặt cảm ứng bằng khăn mềm.
Test kỹ sau khi thay
Trước khi đưa vào sử dụng:
Kiểm tra độ chính xác cảm ứng.
Kiểm tra phản hồi nhanh hay chậm.
Kiểm tra hiển thị có bị đốm sáng, sọc màn không.
Catec chúng tôi chuyên cung cấp và thay thế tấm cảm ứng cho màn hình HMI các hãng
– Thay cảm ứng cho Màn hình Delta bị nứt, vỡ
– Thay cảm ứng cho Màn hình Siemens hiển thị mờ
– Thay cảm ứng cho Màn hình MCGS hiển thị bị chấm đen
– Thay cảm ứng cho Màn hình Proface bị hiển thị sọc LCD
– Thay cảm ứng cho Màn hình Xinje không hiển thị, không sáng
– Thay cảm ứng cho Màn hình Weintek bị treo (bị đơ), không thể cảm ứng
– Thay cảm ứng cho Màn hình Weinview chạm không ăn
– Thay cảm ứng cho Màn hình HMI Mitsubishi bị lỗi nguồn, mất nguồn
– Thay cảm ứng cho Màn hình Fuji bị lỗi cao áp
– Thay cảm ứng cho Màn hình LSbị lỗi không kết nối được với PLC