Giờ làm việc:
8h - 17h
Hotline:
Ngày nay PLC Delta là một trong các dòng PLC đang được dùng phổ biến trên thế giới và Việt Nam, được sản xuất bởi tập đoàn Delta (Đài Loan). Trong hệ thống dây chuyền tự động hóa, bộ điều khiển lập trình PLC đóng vai trò đầu não hết sức quan trọng, nếu bộ PLC bị lỗi sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề tới tiến độ sản xuất
SỬA CHỮA CÁC DÒNG PLC DELTA THÔNG DỤNG
Sửa chữa PLC Delta dạng tép
Sửa chữa PLC Delta dùng đơn giản On/Off DVP14SS2
Sửa chữa PLC Delta Dùng phát xung DVP-12SA2, DVP-ES2
Sửa chữa PLC Delta Xử lý Analoge: DVP-20SX2,DVP-EX2
Sửa chữa PLC Delta Xử lý Ethernet : DVP-12SE
Sửa chữa PLC Delta Xử lý Master-Slave
Các module mở rộng
Sửa chữa PLC Delta dạng khối
Sửa chữa PLC Delta DVP-ES
Sửa chữa DVP-ES2
Sửa chữa plc delta DVP-EH
Sửa chữa plc delta DVP-20PM, DVP-10MC
Những lỗi thường gặp khi sửa chữa PLC Delta
Với tầm vĩ mô, hoạt động sửa chữa bộ lập trình PLC của đang ngày càng mở rộng phát triển hơn trong nền tảng công nghiệp hóa. Công ty chúng tôi chuyên phân phối và sửa chữa các loại PLC Siemens, Mitsubishi, Delta, Omron,... tại TpHCM và các tỉnh khu vực miền Nam.
Những lỗi thường gặp khi sửa chữa PLC Delta
PLC Delta không lên nguồn, có tín hiệu khởi động nhưng không lên màn hình.
Sửa chữa PLC Delta lỗi cấp nguồn nhưng không có điện vào.
Sửa PLC Delta không nhận đầu vào như nút nhấn, sensor, công tắc hành trình….
Sửa chữa PLC Delta không điều khiển được đầu ra.
Sửa chữa PLC Delta không kết nối truyền thông.
Sửa PLC Delta bị chập điện,
Sửa chữa PLC Delta đấu nhầm chân dẫn đến hư ngõ vào hoặc ngõ ra,…
Sửa lỗi PLC Delta đang chạy bỗng nhiên dừng đột ngột.
PLC Delta bị lỗi bộ nhớ,
Khắc phục sự cố module đầu vào số.
PLC Delta không nhận I/O.
PLC Delta không nhận kết nối.
PLC Delta bị hư board nguồn.
Sửa PLC Delta bị lỗi phần mềm, quên mật khẩu (pass), crack bẻ khóa...
Qua kinh nghiệm thực chiến sửa chữa PLC Delta, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sửa PLC Delta thông dụng nhất cho các trường hợp dưới đây:
1. Sửa lỗi nguồn PLC Delta
- Kiểm tra nguồn cấp xem có đúng theo nguồn cấp như nhà sản xuất đã quy định hay chưa. Kiểm tra các mối nối và dây dẫn khắc phục khi bị đứt dây, bị ăn mòn, đấu sai dây dẫn.
- Đo điện rò: giá trị đo trả về phải nhỏ hơn thông số từ nhà sản xuất cung cấp, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến bộ vi xử lý và bộ nhớ của PLC Siemens
- Kiểm tra nguồn pin phải đảm bảo nằm trong giá trị cho phép.
- Hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng nguồn như nhiễu điện từ hay nhiễu tần số vô tuyến: bị sét đánh, mức khởi động động cơ lớn, hàn hồ quang.
2. Sửa các vấn đề về bộ nhớ Delta
Phương pháp phổ biến nhất là so sánh chương trình hiện tại trên PLC với một chương trình đã được sao lưu. Cần xác định được vị trí khai báo ngõ vào/ ra trong chương trình và các ngõ vào/ ra vật lý tương ứng. Nhằm tìm ra trạng thái trong chương trình PLC không đồng nhất với trạng thái thực tế của thiết bị ngoại vi.
3. Khắc phục sự cố module đầu vào số (Digital Input).
- Nguyên nhân: Ngõ vào PLC Delta bị lỗi khi trạng thái chương trình báo OFF trong khi thực tế tại vị trí vật lý tương ứng đang có trạng thái ON và ngược lại.
- Đối với module đầu vào PLC Delta có 2 loại là cách ly và không cách ly. Đối với module cách ly, mỗi ngõ vào là độc lập và không ảnh hưởng nhau, đối với module không cách ly, một đầu của các ngõ vào được nối chung nên các nguồn sẽ ảnh hưởng lẫn nhau. Tùy vào loại module ta sẽ có cách khắc phục khác nhau. Phải xác định được nguồn đầu vào được cấp từ đâu.
- Kết nối thiết bị ngoại vi với đầu vào trên module PLC Delta, sử dụng đồng hồ để đo điện áp tại vị trí đầu vào quan sát xem tại vị trí đầu vào có điện áp thay đổi khi thiết bị ngoại vi thay đổi trạng thái hay không. Nếu không, thiết bị ngoại vi hoặc dây dẫn có khả năng bị hỏng. Nếu điện áp có thay đổi nhưng trạng thái trong chương trình không đổi thì bạn nên thay module đầu vào.
- Nếu module hoạt động bình thường nhưng trạng thái trong chương trình vẫn không đúng, thì vấn đề nằm ở thiết bị truyền tín hiệu từ module về bộ điều khiển. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn để biết cách sửa chữa PLC Siemens.
4. Những lợi ích khi sửa chữa PLC Delta
- Bảo trì từ 3 đến 6 tháng.
- Thay thế linh kiện PLC Delta chính hãng.
Mã lỗi PLC Delta
PLC Delta lỗi SF - Lỗi hệ thống (System Fault)
Lỗi này liên quan đến hệ thống, có thể xuất phát từ phần cứng hoặc cấu hình không chính xác. Khi gặp lỗi này, PLC có thể dừng hoạt động, đèn báo SF sẽ sáng đỏ để chỉ báo lỗi.
PLC Delta lỗi BF - Lỗi truyền thông (Bus Fault)
Lỗi xảy ra trên bus truyền thông, thường là do sự cố kết nối giữa các thiết bị trong mạng truyền thông như Profibus hoặc Profinet. Đèn BF sẽ sáng đỏ.
PLC Delta lỗi AF - Lỗi phụ trợ (Auxiliary Fault)
Lỗi này liên quan đến các thiết bị ngoại vi hoặc mô-đun không phản hồi đúng cách. Nguyên nhân có thể là do phần cứng hoặc tín hiệu kết nối không ổn định.
Lỗi nguồn (Power Supply Fault)
Nguồn cung cấp cho PLC không ổn định hoặc bị ngắt. Lỗi này thường do điện áp nguồn không đủ hoặc nguồn cấp bị quá tải, dẫn đến PLC không thể hoạt động đúng cách.
PLC Delta lỗi QVZ - Lỗi quá tải đầu ra (Output Overload Fault)
Xảy ra khi dòng điện đầu ra của PLC vượt quá giới hạn cho phép. Lỗi này có thể làm ảnh hưởng đến các thiết bị điều khiển và cần phải giảm tải hoặc kiểm tra hệ thống đầu ra.
PLC Delta lỗi F 002 - Lỗi CPU (CPU Fault)
Đây là lỗi trong CPU của PLC, có thể do sự cố phần cứng hoặc lỗi phần mềm. Lỗi này thường nghiêm trọng và khiến PLC ngừng hoạt động.
Lỗi bộ nhớ (Memory Fault)
Xảy ra khi không đủ bộ nhớ để lưu trữ chương trình hoặc có lỗi khi ghi dữ liệu vào bộ nhớ. Để khắc phục, người dùng có thể giảm kích thước chương trình hoặc nâng cấp bộ nhớ.
PLC Delta lỗi Stop Mode - Chế độ dừng
CPU của PLC tự động chuyển sang chế độ dừng khi phát hiện lỗi nghiêm trọng. Đèn báo Stop sẽ sáng và PLC sẽ dừng toàn bộ hoạt động. Để khắc phục, cần kiểm tra và khởi động lại PLC.
PLC Delta Lỗi đầu vào/đầu ra (I/O Fault)
Lỗi xảy ra khi có sự cố với mô-đun I/O của PLC, có thể là do không kết nối được với thiết bị đầu vào/ra hoặc mô-đun bị lỗi. Lỗi này có thể khiến PLC không nhận được hoặc không thể gửi tín hiệu điều khiển.
PLC Delta lỗi OB (Organization Block) Fault - Lỗi khối tổ chức
Lỗi khi chương trình không chứa các khối tổ chức cần thiết như OB1 hoặc OB35, hoặc khi một khối bị lỗi trong quá trình thực thi. Đây là các khối điều khiển quan trọng cho hoạt động của PLC.
PLC Delta lỗi DB (Data Block) Fault - Lỗi khối dữ liệu
Lỗi trong khối dữ liệu, có thể do cấu trúc dữ liệu không chính xác hoặc lỗi truy xuất dữ liệu. Lỗi DB thường xảy ra khi chương trình truy cập vào dữ liệu không hợp lệ.
PLC Delta lỗi MPI (Multi Point Interface) Error - Lỗi giao diện đa điểm
Lỗi xảy ra trên giao diện MPI khi có sự cố trong quá trình kết nối với các thiết bị khác. Lỗi này có thể do cài đặt sai địa chỉ MPI hoặc sự cố trên dây cáp truyền thông.
Lỗi đồng bộ hóa (Synchronization Fault)
Xảy ra khi có sự cố trong việc đồng bộ hóa dữ liệu hoặc tín hiệu giữa các mô-đun hoặc thiết bị ngoại vi kết nối với PLC. Lỗi này thường ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu.
Lỗi thời gian thực (Real-Time Clock Fault)
Lỗi trong đồng hồ thời gian thực của PLC, thường do pin đồng hồ RTC bị hết hoặc mất cấu hình thời gian, gây ảnh hưởng đến các chức năng thời gian thực của PLC.
Lỗi module không nhận diện (Unrecognized Module Fault)
Khi một mô-đun gắn vào PLC không được nhận diện, có thể do không tương thích hoặc kết nối không chắc chắn. Lỗi này yêu cầu kiểm tra lại mô-đun hoặc kết nối.
PLC Delta lỗi Firmware Fault - Lỗi firmware
Lỗi xảy ra khi firmware của PLC bị hỏng hoặc không tương thích. Để khắc phục, cần cập nhật lại phiên bản firmware chính xác từ nhà sản xuất hoặc kiểm tra lại bản cập nhật.
PLC Delta lỗi Watchdog Timer Fault - Lỗi bộ đếm thời gian giám sát
Bộ đếm thời gian giám sát (watchdog) phát hiện rằng quá trình xử lý của PLC bị chậm hoặc dừng lại. Đây thường là do chương trình bị lỗi hoặc quá tải, cần tối ưu hóa chương trình hoặc kiểm tra tài nguyên hệ thống.
PLC Delta lỗi Rack Fault - Lỗi rack
Lỗi này liên quan đến rack, khung chứa mô-đun PLC. Có thể do mô-đun không được gắn chắc chắn hoặc rack bị hỏng. Cần kiểm tra lại kết nối mô-đun trong rack hoặc thay thế rack.
PLC Delta lỗi Battery Fault - Lỗi pin
Pin lưu trữ dữ liệu hoặc duy trì đồng hồ thời gian thực của PLC bị hết, thường gây mất dữ liệu khi PLC mất nguồn. Cần thay pin mới để đảm bảo lưu trữ dữ liệu ổn định.
PLC Delta lỗi Temperature Fault - Lỗi nhiệt độ
Nhiệt độ xung quanh PLC quá cao hoặc quá thấp, nằm ngoài giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị. Cần kiểm tra và đảm bảo PLC hoạt động trong môi trường nhiệt độ ổn định.
PLC Delta lỗi Loop Fault - Lỗi vòng lặp
Lỗi xảy ra khi chương trình có vòng lặp không kết thúc hoặc quá trình xử lý bị kẹt trong vòng lặp, gây quá tải cho CPU. Để khắc phục, cần tối ưu hóa mã chương trình và đảm bảo không có vòng lặp vô hạn.
PLC Delta lỗi EPROM Fault - Lỗi EPROM
Lỗi liên quan đến bộ nhớ EPROM, có thể là do hỏng EPROM hoặc lỗi khi truy cập dữ liệu từ EPROM. Để khắc phục, kiểm tra lại EPROM và thay thế nếu cần thiết.
PLC Delta lỗi Safety I/O Fault - Lỗi I/O an toàn
Lỗi xảy ra trong các mô-đun đầu vào/đầu ra an toàn của PLC, thường do vấn đề với các thiết bị an toàn hoặc kết nối an toàn không đúng. Kiểm tra và đảm bảo các thiết bị an toàn được kết nối chính xác.
PLC Delta lỗi Analog Input Fault - Lỗi đầu vào tương tự
Lỗi xảy ra ở các đầu vào tương tự (analog input) của PLC, có thể là do tín hiệu không ổn định hoặc mô-đun bị lỗi. Cần kiểm tra các thiết bị đầu vào tương tự và đảm bảo tín hiệu ổn định.
PLC Delta lỗi Configuration Error - Lỗi cấu hình
Lỗi do cấu hình không chính xác hoặc không tương thích của PLC, có thể xuất phát từ cấu hình mạng, thiết bị I/O, hoặc tham số chương trình. Cần kiểm tra lại toàn bộ cấu hình để đảm bảo tính tương thích.
Profibus Communication Fault - Lỗi truyền thông Profibus
Xảy ra khi kết nối mạng Profibus gặp sự cố, thường là do lỗi cấu hình, lỗi địa chỉ thiết bị hoặc cáp truyền thông bị hỏng. Kiểm tra lại kết nối và cấu hình Profibus.
PLC Delta lỗi Profinet Communication Fault - Lỗi truyền thông Profinet
Lỗi trong quá trình kết nối mạng Profinet, có thể do địa chỉ IP sai, sự cố cáp mạng hoặc lỗi thiết bị Profinet. Kiểm tra và cấu hình lại mạng Profinet.
PLC Delta lỗi High-Speed Counter Fault - Lỗi bộ đếm tốc độ cao
Xảy ra khi bộ đếm tốc độ cao trong PLC bị lỗi hoặc không phản hồi đúng. Kiểm tra lại các tín hiệu đầu vào và cấu hình của bộ đếm.
PLC Delta lỗi Sensor Fault - Lỗi cảm biến
Lỗi xảy ra khi cảm biến không gửi tín hiệu đúng hoặc tín hiệu ngoài phạm vi cho phép. Kiểm tra cảm biến và đảm bảo kết nối chính xác.
Module Overcurrent Fault - Lỗi quá dòng mô-đun
Lỗi do dòng điện vượt quá giới hạn của mô-đun, có thể gây nóng quá mức hoặc ảnh hưởng đến tuổi thọ mô-đun. Cần giảm tải hoặc sử dụng mô-đun có công suất cao hơn.
Catec Automation là một trong những Công Ty có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật với tay nghề cao, được huấn luyện chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa. Chúng tôi chuyên nhận sửa chữa PLC tất cả các hãng ở khu vực TP HCM và một số tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh
Quy trình sửa chữa, bảo trì bộ lập trình PLC tại Catec
Catec Automation là một đơn vị với 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ sửa chữa bộ lập trình PLC uy tín khu vực Miền Nam, Chúng tôi đã xây dựng và chuyển hóa quy trình sửa chữa và bảo trì bộ lập trình PLC chuyên nghiệp, gồm các bước sau:
Bước 1: Khách hàng liên hệ với Catec về sự cố s hư hỏng, kỹ sư của Catec sẽ tiếp nhận nhu cầu và trao đổi với khách hàng các thông tin liên quan như: PLC có bị hết pin hay không, PLC hư ngõ vào, PLC hư ngõ ra,PLC mất nguồn, PLC bị chạm chập, PLC mất kết nối truyền thông với thiết bị khác
Bước 2: Khách hàng gởi PLC đến văn phòng Catec hoặc 1 số tình huống khách hàng không thể tháo servo thì chúng tôi sẽ Cử nhân viên kỹ thuật xuống tận nơi để kiểm tra và đánh giá tình trạng hư hỏng. Đồng thời, thông báo cho khách hàng về cách thức sửa chữa PLC, giá dịch vụ cùng thời gian xử lý.
Bước 3: Kiểm tra tổng thể tình trạng hư hỏng của PLC và tiến hàn báo giá chi phí sửa chữa cho khách hàng
Bước 4: Nếu khách hàng chấp thuận sẽ tiến hành sửa chữa. Thời gian sửa chữa chỉ từ 1 – 2 ngày nhằm tránh tình trạng dừng máy lâu, Trong quá trình sửa chữa, kỹ sư của CATEC sẽ thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo PLC hoạt động tốt.
Bước 5: Hoàn thành sửa chữa và test lại PLC, nghiệm thu, bàn giao, lắp đặt hoàn thiện.
Bước 6: Lưu lại thông tin khách hàng và áp dụng bảo hành dịch vụ sửa PLC trong 3-6 tháng.
Bước 7: Ghi nhận Phản hồi khách hàng: Sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa, CATEC sẽ liên hệ với khách hàng để xác nhận lại về tình trạng của servo và đảm bảo rằng khách hàng đã hài lòng với dịch vụ của CATEC
Bước 8: Bảo trì và bảo dưỡng: Sau khi sửa chữa, CATEC có thể đề xuất khách hàng thực hiện các công việc bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo cho servo hoạt động ổn định và tránh các sự cố xảy ra trong tương lai.
Vì sao chọn CATEC sửa chữa bộ lập trình PLC
Đội ngũ kỹ sư giỏi và chuyên nghiệp: Catec Automation đang sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, đã trải qua đào tạo chuyên sâu và có tay nghề cao lại giàu kinh nghiệm, đã từng thực hiện sửa chữa thành công nhiều loại Servo khác nhau. Dù khách hàng cần sửa chữa PLC của các thương hiệu Panasonic, Mitsubishi, LS, Omron, Fatek, Keyence, Xinje, INVT, Yaskawa, Delta, ABB, Fuji,… Catec đều có thể hỗ trợ.
Tư vấn miễn phí xuyên suốt các ngày trong tuần
CATEC chính là nhà nhập khẩu trực tiếp linh kiện, Phụ kiện chính hãng uy tín 100%.
Tư vấn dịch vụ hoàn toàn miễn phí
Kho linh kiện lớn, Linh kiện có sẵn nên có thể triển khai sửa chữa PLC ngay nên không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của khách hàng
Bảo hành sửa chữa trong vòng 3 thángChính sách khuyến mãi, bảo hành uy tín sau khi sửa chữa
Vì vậy, ngay khi Servo xuất hiện vấn đề hãy liên hệ với CATEC Automation qua Hotline 0913 121 308 để được tư vấn, báo giá và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. CATEC đảm bảo mang tới cho khách hàng dịch vụ sửa chữa PLC uy tín, chất lượng, giá tốt.